Tìm hiểu về các đặc điểm họa tiết trên gốm sứ thời Minh


Bài đăng lúc: 14 : 45 | 2710 Lượt xem

Gốm sứ thời Minh đã được đổi mới và trở nên phong phú hơn về chủng loại, các hoa văn, họa tiết. Tuy nhiên nhìn chung gốm sứ thời Minh đã có sự kế thừa và phát triển những kỹ thuật sản xuất gốm sứ từ thời Tống – Nguyên.

Đặc điểm gốm sứ thời Minh

So với những giai đoạn về trước, nhìn chung gốm sứ thời Minh thường có đặc điểm xương gốm mỏng hơn và đều hơn, độ kết tinh của xương gốm mịn, chắc, men trắng và dày. Cụ thể hơn về loại hình và họa tiết trên đồ gốm sứ thời Minh cũng có sự khác biệt.

Về loại hình gốm sứ thời Minh

Dựa vào kết quả của các cuộc khai quật trong lịch sử và một số sản phẩm gốm sứ thời Minh hiện vẫn còn trong các viện bảo tàng, các nhà nghiên cứu đã thống kê được có ít nhất 14 loại hình gốm sứ đã được sản xuất trong thời kỳ này. Gồm: âu, bình, chậu, chén, choé, bát, chum, đĩa, hộp, hũ, kendy, lọ, nậm, tượng và trong số đó chiếm số lượng lớn nhất vẫn là bát và đĩa.

  • Âu có nắp và được chia ra 2 kiểu: kiểu miệng rộng hơi cúp và kiểu miệng đứng, thành hơi cong, đế thấp, lõm.
  • Bát gốm sứ thời Minh có 5 kiểu: Bát có miệng loe; bát có miệng loe rộng, gờ miệng cắt khấc, thành vát, đế nhỏ, thấp lõm; bát có miệng loe bẻ; bát miệng loe, thành hơi cong, lòng cạn; bát miệng đứng, thành cong, lòng sâu, đế cao, lõm.
  • Bình có 3 chiếc chia 3 kiểu: Miệng nhỏ và đứng; miệng nhỏ và loe; miệng đứng, cổ cao hình trụ, thân hình cầu, đế thấp, lõm.
  • Chậu có dạng miệng loe xiên, thành cong, lòng sâu, giữa hơi lồi, đế lõm và không có chân.
  • Chén gốm sứ thời Minh có 3 kiểu: Miệng loe; miệng đứng; miệng loe, thành đứng, đế cao, loe và rỗng.
  • Chóe có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, vai phình, đế bằng, có nắp.
  • Chum có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, thân trên to, đế lõm.
  • Đĩa có 6 kiểu: Miệng loe, thành cong; miệng loe xiên, thành cong gãy; miệng loe rộng, thành vát; miệng loe xiên, thành cong ưỡn, lòng sâu; đĩa nhỏ hình vuông uốn góc, thành vát; bộ đĩa gồm 1 đĩa bát giác ở giữa và 8 đĩa hình ngũ giác xung quanh.
  • Hộp có 7 kiểu: Hình chữ nhật uốn góc; hình tròn dẹt gồm 2 phần ghép lại; hình tròn dẹt, tạo hình quả bí đỏ; hình tròn, mặt nắp in nổi rùa, rắn, tôm, cua; hộp tròn, tầng trên hình chỏm cầu in nổi băng cánh cúc; hộp hình bát giác; hộp tạo hình con thú nằm.
  • Hũ có 2 kiểu: Miệng rộng, gờ miệng vê tròn, thân hình trũng thuôn dần về hai đầu; miệng nhỏ, gờ miệng vê tròn, thân trên phình rất to.
  • Kendy (loại bình rượu có vòi hình bầu vú) có miệng đứng, cổ cao được thiết kế hình trụ, đoạn gần miệng có gờ rộng, vai xuôi, vòi hình bầu vú, đế thấp, lõm.
  • Lọ có 6 kiểu: Miệng nhỏ và loe; miệng đứng hoặc hơi 1oe; miệng khoét tròn; miệng khoét tròn, thân tròn dẹt; miệng1oe xiên, cổ hơi cao; miệng 1oe, cổ cao hình trụ, vai hơi ngang.
  • Nậm có 2 kiểu dáng: Nậm hoa lam có miệng loe, cổ cao; nậm chiều màu có dáng củ tỏi, miệng đứng, cổ cao
  • Tượng: Có nhiều loại, đặc sắc nhất là tượng gốm men nhiều màu được tạo hình em bé đang ôm bình hoa sen đứng trên bệ hình vuông, trên đầu có kết nơ, miệng nở nụ cười tươi, trên thân mình mặc quần áo và yếm yếm hoa.

Về hoa văn gốm sứ thời Minh

Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc đã để lại hệ thống hoa văn trang trí trên gốm sứ vô cùng phong phú và đa dạng. Tất cả đều được diễn tả sinh động qua các đề tài, bố cục, đường nét, hình trang trí ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng, mang nội dung cụ thể.

  • Hoa văn nhân vật: Đến thời nhà Minh thì đạo Lão được thịnh hành và đề tài này đã được thể hiện rõ ràng cả trên đồ gốm sứ thời Minh. Đặc trưng đó là bộ 8 đĩa, mỗi đĩa vẽ một vị tiên trong Bát tiên đạo Lão hoặc vẽ một vị thần trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc như Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hà Trên Cô, Tào Quốc Cựu, Lam Thái Hòa…
  • Hoa văn động vật: Gốm sứ thời Minh vẽ nhiều hoa văn động vật với các loại cầm, thú, thuỷ sinh, côn trùng, bò sát….
  • Nhóm thú: Rồng được xem là linh thú được vẽ nhiều nhất trên các vật dụng gốm sứ thời Minh. Kỳ lân được coi là điềm lành và cũng là linh thú hay được vẽ trên gốm sứ thời Minh. Ngoài ra các nhóm thú như nai, vẹt, sư tử,… cũng thường xuyên xuất hiện trong các trang trí gốm sứ thời kỳ này.

  • Nhóm lông vũ: Các loài vật đặc trưng gồm có phượng, hạc, vịt, công, vẹt, gà, thiên nga….
  • Nhóm côn trùng: Chuồn chuồn là nhóm côn trùng được vẽ ở thành ngoài đĩa hoa lam.
  • Nhóm thủy sinh và lưỡng cư: Các loài cá được vẽ nhảy trên sóng nước ở giữa lòng bát, cá ngoi đầu trên mặt nước thường vẽ ở đĩa, trên mặt nắp hộp men nâu in nổi các loại rùa, rắn, tôm, cua… và tạo hình con cóc trên núm nắp hộp gốm men xanh.
  • Hoa văn thực vật: Hoa sen được vẽ thành nhiều khóm trong hồ nước. Bên cạnh đó hoa cúc, hoa mẫu đơn, tùng và trúc, mai và nhiều loại quả như nho, đào, lựu được sử dụng phổ biến trong gốm sứ thời Minh.
  • Ngoài ra các kiểu trang trí hoa văn đường diềm cũng được sử dụng phổ biến trong các dòng gốm sứ thời Minh.
  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo