Tìm hiểu phương pháp chế tạo men gốm Bát Tràng


Bài đăng lúc: 17 : 17 | 4198 Lượt xem

Gốm sứ Bát Tràng là dòng gốm sứ đã quá nổi tiếng. Không chỉ tại Việt Nam mà gốm sứ Bát Tràng còn nổi tiếng khắp thế giới với sản phẩm chất lượng, công nghệ chế tạo men gốm Bát Tràng cực kỳ đặc trưng để cho ra những sản phẩm siêu đẹp. Để giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chế tạo men gốm Bát Tràng, hãy cùng gốm sứ Minh Long tìm hiểu chi tiết cách làm men gốm Bát Tràng trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên liệu làm men gốm Bát Tràng

Nguyên liệu được sử dụng sản xuất men gốm Bát Tràng thường là các tạp chất chứa nhiều oxit: Li2O, Na2O, CaO, ZnO, MgO, K2O, PbO, B2O3, … chúng tồn tại dưới các trạng thái sau:

  • Các nguyên liệu trạng thái dẻo như cao lanh, đất sét, bột steatit, betonit…
  • Các nguyên liệu không dẻo: trường thạch, đá vôi, cát…
  • Dạng hóa chất công nghiệp: BaCo3, Na2CO3, K2CO3, borax,…

Phương pháp chế tạo men cổ điển

Cách chế tạo men gốm Bát Tràng theo phương pháp cổ điển có thể thực hiện cho hầu hết các dòng men sống. Men sứ được sản xuất theo phương pháp cổ điển sẽ được đem đi nghiền trong máy nghiền, cho đến khi độ mịn của men đạt qua ngưỡng sàng 10.000 lỗ/cm2. Trong quá trình nghiền men sứ cần khống chế độ mịn sao cho thích hợp. Chú ý không nghiền men quá thô dễ gây nhám bề mặt, cũng không nghiền men quá mịn sẽ dễ bị cuốn hoặc gây ra bong men.

Phương pháp chế tạo men Frit

Đây là một phương pháp chế tạo men rất độc đáo trong quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng. Nó góp phần làm đa dạng công nghệ, quy trình sản xuất men để tạo ra các tuyệt phẩm gốm sứ, chất lượng cao, tinh xảo về mặt họa tiết, hoa văn trang trí cho đến chất lượng men sứ cực kì tuyệt hảo.

Phương pháp chế tạo men Frit gồm 2 công đoạn chính:

  • Frit hóa:Nung chảy phối liệu trong lò quay cho tới khi nhiệt độ đạt 1300 – 1450 độ C để các nguyên liệu làm men sứ khi trộn đều lại với nhau sẽ chuyển dần sang pha thủy tinh rồi tiến hành đông lạnh cấp tốc nhằm làm yếu đi các kết cấu của hỗn hợp pha thủy tinh đó.
  • Nghiền men:Sau khi có nguyên liệu thu được từ bước Frit hóa, việc cần làm tiếp theo là đáp ứng được yêu cầu tạo ra loại men sứ thành phẩm. Tiếp theo đó bắt đầu quá trình nghiền men gốm Bát Tràng, cần cung cấp và bổ sung đầy đủ chất tạo huyền phù, chất chống lắng…

Lưu ý trong khi phối liệu ở công đoạn Frit hóa:

  • Trong các loại frit, tỷ lệ ôxít bazơ và SiO2 nhỏ nhất là 1:1 và lớn nhất là 1:3.
  • Đối với frit kiềm, 1 mol kiềm phải đưa vào 2,5 mol SiO2 và thông thường sẽ đưa thêm CaO hoặc PbO vào để giúp các frit trở thành chất không tan trong nước.
  • Thành phần hoá của frit phụ thuộc vào kiểu lò, thời gian nấu và bản chất nguyên liệu đưa vào phối liệu.
  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo