Tìm hiểu lịch sử phát triển và quy trình sản xuất gốm Đồng Nai
T04 / 2018
Gốm Đồng Nai được sản xuất tại vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai. Gốm Đồng Nai được ra đời vào khoảng thế kỷ 20, gốm Đồng Nai có kỹ thuật chế tác được kế thừa từ gốm bản địa và kỹ thuật làm gốm của người Hoa nhằm tạo ra một dòng gốm đặc trưng với nhiều nét đặc sắc.
Lịch sử phát triển gốm Đồng Nai
Làng gốm Đồng Nai nằm dọc theo ven sông Đồng Nai, tập trung tại các phường Tân Vận, Bửu Hoà và hai xã Tân Thạnh, Hoá An. Làng gốm Đồng Nai hiện có hơn 100 cơ sở sản xuất gốm sứ lớn nhỏ. Nhưng làng gốm Đồng Nai thực sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi Nhà nước đưa ra các chính sách đổi mới và có các chủ trương phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Tính đến nay, hầu hết các sản phẩm gốm Đồng Nai đều được sản xuất phục vụ việc xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và Châu Âu.
Quy trình sản xuất gốm Đồng Nai
Nguyên liệu sản xuất gốm Đồng Nai
Nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất ra gốm Đồng Nai là đất sét trắng, đặc biệt là các loại đất sét ở khu vực Bình Phước. Đất sét khi lấy về được đem làm nhão hoặc hoá lỏng. Sau đó đất sét hóa lỏng được in lên khuôn hoặc rót vào khuôn làm bằng thạch cao và đem phơi nắng để mẫu gốm bốc hơi và rắn trở lại.
Khi tháo khuôn làm gốm ra, ta sẽ có bán thành phẩm. Bán thành phẩm này tiếp tục được đem phơi nắng cho đến khi khô ráo hoàn toàn mới đem tiện để loại bỏ hết các phần thừa. Tiếp theo chúng được trau chuốt lại cho láng và được các nghệ nhân, thợ làm gốm khắc các hoa văn, họa tiết và các hình ảnh lên bán thành phẩm rồi đem chấm men trước khi đem nung.
Chấm men
Chấm men cũng là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất bất kỳ loại gốm nào. Yêu cầu khi chấm mem là phải chấm sao cho quen và đều tay, nếu không, khi nung trong lò sẽ sản phẩm sẽ bị méo mó, biến dạng. Chất liệu men cũng có vai trò quan trọng chẳng kém. Nếu gặp phải men xấu sẽ ảnh hưởng lớn đến tính mỹ thuật của sản phẩm.
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy hình dáng của gốm Đồng Nai có sự khác biệt lớn với gốm Bát Tràng, gốm Thổ Hà. Ngay màu men ở gốm Đồng Nai với những màu xanh, đỏ, tím, vàng… tạo nên đồ gốm rực rỡ, khác với vẻ đẹp của màu men xanh lam, xanh ngọc, men rạn… đồng thời giúp gốm có vẻ đẹp thâm trầm của gốm cổ truyền của miền Bắc. Bên cạnh đó, men gốm Đồng Nai có điểm khác biệt nữa là sớm dùng men hóa chất, không dùng loại men đá như gốm Thổ Hà, Bát Tràng.
Quy trình nung gốm Đồng Nai
Nung gốm là khâu quan trọng vì nó quyết định sự thành bại của cơ sở sản xuất gốm. Hiện tại, các cơ sở sản xuất gốm Đồng Nai ở Biên Hoà đều được nung dưới dạng thủ công với nhiên liệu chính là củi. Thợ nung thường là những người dạn dày kinh nghiệm, tuy việc xác định nhiệt độ của lò nung chỉ được đo bằng mắt nhưng rất chính xác, những người thợ lành nghề biết điều tiết nhiệt độ một cách thích hợp, cho ra những sản phẩm gốm chất lượng và đẹp mắt.