Tượng Heo Tết – Linh vật biết cười duyên, thiết kế dễ cảm thụ


Bài đăng lúc: 03 : 25 | 477 Lượt xem

Mỗi năm, Minh Long I đều ra mắt một mẫu linh vật. Nhưng không lúc nào người dùng thôi tò mò, bên trong bức tượng sứ ấy chứa đựng câu chuyện gì, nét vẽ trên thân mình ngụ ý ra sao…

Đi từ gốc rễ nông nghiệp, người Việt rất gắn bó với loài heo. Xét về thứ tự, heo đứng cuối cùng trong 12 con giáp nhưng phân cấp về độ phủ trong đời sống, không loài nào sánh được với heo.

Heo là hình tượng sung túc trong các tác phẩm mỹ thuật trên tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng; heo được coi như biểu tượng điêu khắc đình làng; heo là thực phẩm chính yếu cho mỗi bữa cơm; heo trở thành thước đo cho sự cần cù tỉ mẩn người phụ nữ; heo hóa thành heo đất, nơi ký gửi ước mơ về tiền tài, tích lũy của cải… Đa dạng là thế nhưng tượng heo sứ Minh Long I lại mang nét độc đáo, khác lạ dành riêng cho mùa Tết.

“Tôi ít cười lắm, nhưng mỗi nụ cười đều phát ra từ trong tâm”, ông Lý Ngọc Minh – Tổng giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long I mở lời, tay tỉ mẩn xếp đặt bầy heo sứ.

Không phải ngẫu nhiên mà ông nhắc đến nụ cười, bởi lẽ bộ tượng heo mùa Tết của Minh Long lấy thần thái nụ cười làm chủ đề chính. Người Việt vốn đề cao tình nghĩa, trọng nghi thức, thế nên mới có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Bước ra đời, con người sau khi được học ăn, cũng phải học nói, học gói, học mở.

“Đối diện với một người, chuyện trước hết là giao tiếp. Muốn giao tiếp, chuyện trước tiên nhất chính là nụ cười. Không cần quá cầu kỳ lời nói, chỉ cần cười tươi, tỏ thái độ vui vẻ, là đã thành công trong giao tiếp rồi”, ông Minh chia sẻ.

Cái sự cười, nghĩ thế thôi nhưng không hề đơn giản. Cười cũng có nhiều sắc thái: Cười duyên, hàm tiếu, nịnh nọt, xã giao… Cái cao tay của người nghệ sĩ chính là chắt lọc được thần thái ấy, nhìn xuyên qua bề nổi của hình thức, nắm bắt được tinh túy của luồng cảm xúc. Thoạt nghe liền thấy khó, bắt tay vào làm còn khó hơn, nhưng Minh Long I đã làm được.

Heo vốn đi theo bầy, nên bộ linh vật cũng có 3 kích cỡ, từ nhỏ đến lớn với những biểu cảm, màu sắc, họa tiết khác biệt.

Hai chú heo nhỏ nhất là heo con, vừa mở mắt ra chào cuộc đời này bằng nụ cười hồn nhiên thuần khiết nhất. Chú không bị vướng mắc bởi bất cứ một ý niệm nào, cười đơn giản là cười thôi. Cười chỉ vì cuộc sống này sao mà đáng yêu, tươi đẹp thế. Chú cười mỉm chi, nhưng lại đầy vui vẻ, thể hiện bản tính hiền hòa ngây ngô của một đứa trẻ.

Chú heo lớn hơn, lại có nụ cười đặc biệt rạng rỡ. Cười hớn hở đến tận mang tai, như sự hào sảng của những thanh niên vừa phải lao vào cuộc đời, mang một bầu nhiệt huyết bất tận để trải nghiệm, để khám phá. Trước một thế giới đầy mới mẻ và thú vị, đến đâu người thanh niên cũng mong mỏi được gặp gỡ, trao đổi, đồng hành cùng những bạn bè đối tác.

Điểm khiến người ta ấn tượng, đó chính là người nghệ sĩ của Minh Long I không chỉ biết phác thảo ra nụ cười, mà còn khiến chúng ta khi nhìn vào liền như thấy một đứa bé, một thanh niên nhiệt huyết. Đó chính là khi bức tượng đã được nhân cách hóa.

 

“Con người là một sự sống rất huyền diệu ở mọi khía cạnh, từ trí thông minh đến lối ứng xử, hành vi”, ông Minh giải thích. Đơn giản hơn nữa, giữa con người và con người có thể bắt tín hiệu của nhau, cùng giao tiếp theo phương cách rất đặc biệt, mà giữa người với vật không thể có được. Ra đường, nhìn người đối diện cười, bạn biết ngay họ cười kiểu gì, muốn nói lời chi. Một cái liếc mắt cũng có thể hiểu được câu chuyện, tỏ rõ tính cách gian xảo hay thật thà…

Vì thế, tượng sứ của Minh Long I đưa phần hồn, tính cách vào trong đó, để người dùng khi tìm mua, nhìn vào nụ cười, ánh mắt ấy là cảm nhận ngay được thông điệp mà nhân vật truyền tải. Chú heo con được nắn với nét ngây thơ của một đứa bé, sự dễ thương lại được nhân lên gấp bội, khi nhìn vào đôi mắt, nụ cười.

Sự dễ mến của tượng heo sứ gắn chặt với 2 triết lý kinh doanh “Vui vẻ cởi mở” và “Hợp tác chân tình” mà Minh Long I vốn đeo đuổi. Khi tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn, đôi bên mới có thể trở thành đối tác. Người có tính cách dễ mến, đến đâu cũng có bạn bè, đi mọi nơi đều có thể thành công.

Gọi tượng sứ là nhân vật – diễn viên, ông Minh dùng danh xưng đạo diễn để nói về người tạo nên công trình này. Một trong những điểm khác biệt của sản phẩm mùa Tết 2019 chính là có rất nhiều đạo diễn, mỗi người phụ trách một mảng, kiến tạo nên sự thành công của tượng linh vật. Chỉ có ông, vẫn là vị tổng công trình sư, giám sát toàn bộ quá trình, điểm xuyết và kiện toàn cái hồn cho chú heo sứ.

Chú heo con rất dễ thương, ai cũng biết. Thế nên cái khó nhất để làm ra bộ tượng, chính là phác họa ra được cái dáng điệu toát lên dễ thương ấy. Thêm vào đó, hình ảnh chú heo cũng phải có ý nghĩa, có hồn, có nội hàm. Vậy là đội ngũ hàng chục người bắt đầu miệt mài trong những tháng ngày tìm kiếm hình mẫu. Mỗi người một cách thức, đến khi tìm được bản mẫu đúng tiêu chí, lại tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện ý tưởng.

Tượng heo mang trong mình triết lý khác của Minh Long I: “Đơn giản mà hiệu quả”. Nhìn vào là thấy ngay sự đơn giản, heo trắng chỉ điểm các đường nét vàng, sang trọng, độc một màu, không cần trang trí mà vẫn đẹp. “Cái đẹp quan trọng hơn sự công phu, đẹp ở tượng sứ này chính là nét duyên cái dáng của con vật. Bản thân con vật mình tạo khuôn chỉ một lần, cái duyên dáng cứ vậy mà nhân lên, đó chính là hiệu quả”, ông Minh lý giải.

Nhưng để đạt được cái sự đơn giản ấy lại không dễ dàng chút nào. Đầu tiên là phải học, học rất nhiều, đi đây đi đó rất nhiều để nạp vào mình kiến thức, trải nghiệm. “Đâu ai biết ông Minh cũng phải có kiến thức phẫu thuật học, sinh học, nếu không làm sao biết được đứa bé và người lớn khác nhau ra làm sao”, vị tổng công trình sư cười hào sảng.

Khi biết được đứa bé và người lớn khác nhau, ông Minh tiến thêm một bước phân tích con vật bé và trưởng thành khác biệt như thế nào, phải làm thế nào để có được hình dáng đứa bé, làm sao để nhìn vào thấy được sự dễ thương của heo con. Bắt tay vào làm, trước tiên nhất đội ngũ phải hiểu được cơ thể học, sinh học, sự khác biệt cơ mặt, cơ mũi, chân tay… khi đó mới thể hiện cái hồn được, nắn ra hình hài heo con được. Hiểu được về cơ học, về biểu hiện bên ngoài, ông Minh còn tự trau dồi kiến thức tướng học, tâm lý học để lột tả toàn bộ nội tâm nhân vật.

Nâng cấp của tâm lý nhân vật, chính là nét duyên dáng, hồn nhiên của heo con – sự hớn hở của heo lớn. Nhưng để có đủ trình độ đặc tả nét duyên dáng ấy, ngoài kiến thức, người đạo diễn còn phải hiểu hết về nhân vật của mình, nắm được phải diễn đạt thế nào, cốt truyện ra sao. Đó là cái khó, mà ông Minh cùng đội ngũ Minh Long I dành cả đời để đeo đuổi.

Khi lùi về phía sau để thế hệ kế thừa đảm nhận vai trò chính, bộ tượng heo sứ trở thành thông điệp rõ ràng nhất về sự khác biệt giữa độ thẩm mỹ, triết lý và cả tính đại chúng. Với góc nhìn khác biệt, chú heo được thế hệ trẻ của Minh Long I thổi vào sự hiện đại, phù hợp thị hiếu ngày nay. “Trước kia sản phẩm mang tính triết lý nhiều, giá thành cao, như nhạc hàn lâm cổ điển còn bây giờ chúng tôi diễn những bản dễ hiểu hơn, phù hợp, tiếp cận đa dạng người dùng”.

Đi cùng với thiết kế hiện đại trong những đường nét sen mềm mại, hàng chục họa tiết cầu kỳ là kỹ thuật chế tác trình độ cao. Minh Long I nổi tiếng với sứ trắng nên chú heo cũng dùng màu trắng chủ đạo, tô điểm bằng đường chỉ vàng Đức 24k hoặc hoa văn màu coban. “Trong tất cả màu sắc thì xanh coban vẫn là đẹp nhất, giúp chú heo 2019 vẫn giữ được nét thanh thoát, nhìn vào là hiểu rằng chú heo ấy có văn hóa, hàm chứa trí thức, trang nhã”, ông Lý Ngọc Minh tiết lộ.

Ngược lại sự trang nhã của heo trắng là các tượng màu cam, đỏ, xanh, đen… Ông Minh cho biết màu sắc cũng là một trong những niềm tự hào của Minh Long I. Từ năm 1970, doanh nghiệp đã hoàn tất công trình nghiên cứu và tìm tòi những nước màu đẹp nhất, tuy nhiên trước giờ chưa từng biểu diễn ra với mọi người. Vậy nên mùa Tết này, Minh Long I quyết định chọn ra các màu sắc tươi, rực rỡ nhất để phô diễn kỹ thuật đó.

Chú heo liền lạc, không có lỗ là một bí quyết của kỹ thuật chế tác độc đáo. Trước tiên nhất, để bữa ăn ngon, người đầu bếp giỏi cần nhất là nguyên liệu tươi lành, chứ không phải mỗi kỹ thuật chế biến. Con gà mái tơ chân vàng, đem hấp xào gì cũng ngon cả.

Tương tự như vậy, Minh Long I đã tuyển chọn các loại đất đá tốt nhất, đích thân ông Minh đi đến hàng trăm vùng mỏ toàn thế giới, để đọc hiểu tính chất từng loại chất liệu. Có thế nên ông mới biết được loại nào tốt ở bên trong, thứ đất nào chịu nhiệt độ cao, vật liệu phối trộn thế nào để ra sản phẩm chất lượng tốt nhất. Mỗi đặc tính như thế, chỉ có thể khai thác ở một loại nguyên liệu nhất định, để tượng heo sứ ấy cần trắng có trắng, muốn trong có trong, sáng bóng, chắc chắn…

Sau khi tuyển được vật liệu, bước phối trộn cũng rất quan trọng. Làm sao để chất liệu đó thật nhuyễn, mịn, đều thì chú heo ra lò mới không tì vết. Loại bỏ tạp chất giúp làn da láng bóng, không sần sùi, bị chấm đen hay xì lỗ.

Bộ tượng heo ra đời, hay rộng hơn nữa là các sản phẩm của Minh Long I, chưa bao giờ có thể đo được thời gian bỏ ra hay số lần đập đi làm lại. Đơn giản, vị tổng công trình sư – ông Lý Ngọc Minh, vốn chỉ chú tâm vào hiệu quả và thành phẩm, hơn là thống kê những mồ hôi nước mắt trộn lẫn trong từng thớ đất, màu men.

Ông vừa say mê mô tả tâm huyết trong bộ tượng heo sứ, lại vừa cầm trên tay những chiếc đĩa vừa mới ra lò. Chỉ liếc qua trong 3 giây, ông biết được sản phẩm nào lỗi, cái nào đạt chuẩn, sai ở khâu nào, cần phải điều chỉnh ra sao.

“50 năm tôi say mê có mỗi một thứ. 50 năm chỉ biết làm mỗi một việc là nhìn mặt men. Bởi vậy bạn muốn giỏi, hãy cứ làm hoài một chuyện. Vì cuối cùng, kỹ xảo cũng là do tập luyện mà ra”.

Quá trình đúc tượng cần thực hiện tỉ mỉ, hút hết không khí bên trong ra ngoài bởi chỉ một chút thôi cũng sẽ tạo bọt. Nung cũng phải có thứ tự, cái gì trước, cái gì sau, cái gì từ từ cái nào nhanh chóng, để men với đất – vốn là những chất liệu khác nhau – có thể hòa quyện thành một khối thống nhất. Mà khi hòa quyện rồi, nó mới đẹp, mới đạt đến độ trong như ngọc, nhìn thấu suốt từ trong ra ngoài. Sự hòa quyện ấy cũng là bí quyết để màu sắc rực rỡ, tươi sáng, không lợn cợn, không thấy hạt màu.

Suốt 5 thập kỷ cho một đam mê đó, ông chưa bao giờ cho mình dừng bước nghỉ ngơi. Bởi Minh Long I bán bộ tượng, cái bát, không phải bán lấy tiền, mà là tạo ra những sản phẩm mọi người ước mơ, bán ra sự mong đợi sâu thẳm cho mỗi người dùng, kiện toàn cuộc sống của chính họ…

ĐỊA ĐIỂM MUA HÀNG:

– Tòa nhà Minh Long: 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3, TP.HCM.

– Showroom quận 7: 450 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Quy, quận 7, TP.HCM.

– Cửa hàng Âu Cơ: 1014-1016 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình

– Minh Sáng Plaza: 888 Đại lộ Bình Dương, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương.

– Showroom Cần Thơ: 69 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

– Showroom Đà Nẵng: 237 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

– Showroom Hà Nội: 3-5 Nguyễn Văn Linh, phường Gia Thụy, quận Long Biên

Độc giả có thể đặt hàng qua online: quatang.minhlong.com hoặc liên hệ hotline: 0917674339.

 

Theo Zing

Bài viết liên quan

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo