Quá trình hình thành và phát triển gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ


Bài đăng lúc: 22 : 21 | 10033 Lượt xem

Gốm sứ Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển khá dày dặn và có nhiều biến đổi qua các thời kỳ. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ, hãy cùng chúng tôi đọc hết bài viết sau đây nhé.

Lịch sử phát triển gốm sứ Việt Nam

Để có được sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm xây dựng, giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Tuy có nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch sử nhưng tinh hoa gốm sứ Việt Nam vẫn luôn luôn giữ mình, luôn có sự đổi mới và để lại một kho tàng các tác phẩm gốm sứ đặc sắc.

Vào khoảng 6000 – 7000 năm trở về trước, gốm sứ đã bắt đầu manh nha hình thành trên đất nước ta. Gốm sứ đã xuất hiện ở nhiều vùng trên đất nước, trải qua bao nhiêu thăng trầm gốm sứ Việt Nam đã có lúc phát triển mạnh, nhưng cũng có lúc gặp khó khăn lớn. Có nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay nhưng ngược lại cũng có những làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam.

Gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ

Gốm sứ Việt Nam thời kỳ tiền sử

Vào thời kỳ tiền sử, gốm sứ Việt Nam vẫn còn rất thô sơ, các sản phẩm gốm được nhào nặn bằng tay, nguyên liệu chủ yếu là đất pha cát hoặc pha tạp chất. Hoa văn trang trí cực đơn giản, được vẽ bằng các vật sắc nhọn với các vạch chéo, răng cưa… được vẽ khi sản phẩm vẫn còn ướt.

Gốm sứ Việt Nam thời kỳ đồ sắt

Gốm sứ Việt Nam vào thời kỳ đồ sắt cũng còn rất thô sơ và chưa có gì đặc sắc so với thời kỳ tiền sử. Đồ gốm sứ chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông nghiệp và các vật dụng sinh hoạt trong trong gia đình.

Gốm sứ Việt Nam thế kỷ 2 trước Công nguyên

Thời kỳ này, đất nước ta bị Trung Quốc đô hộ nên nền sản xuất gốm sứ chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Hoa. Các sản phẩm gốm sứ thời kỳ này đã phong phú hơn, các kiểu dáng hoa văn trang trí theo phong cách Hán và được cải biên hơn trước.

Gốm thời Lý – Trần

Đây là thời kỳ gốm sứ Việt Nam có sự phát triển rực rỡ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử gốm sứ Việt Nam. Quy mô sản xuất gốm sứ được mở rộng, sản phẩm trở nên phong phú về chủng loại, mẫu mã với các chất liệu men trắng ngà nổi bật cùng với gốm men nâu, men xanh,… Gốm sứ thời Lý – Trần được đánh giá là rất tinh tế, lớp men dày mịn phủ kín, bám chắc, màu gốm xanh ngọc còn được điểm thêm các gam màu đặc biệt như vàng chanh, vàng xám nhạt, vàng rơm,… Họa tiết trang trí trên gốm sứ thời kỳ này chủ yếu là hoa lá, chim thú, người,… Các hoa văn trang trí thường đơn giản và gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Gốm sứ thời kỳ Lý- Trần đánh dấu bước ngoặt mới trong ngành sản xuất gốm sứ với việc sử dụng lò nung con cóc, lò nằm,… thể hiện bước phát triển rực rỡ của gốm sứ Việt Nam.

Gốm sứ Việt Nam từ sau thế kỷ 14

Từ sau thế kỷ 14 gốm sứ Việt Nam kế thừa và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của một số làng nghề nổi tiếng như gốm sứ như Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Phù Lãng… Sản phẩm gốm sứ Việt Nam sau thế kỷ 13 rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại,… Đặc biệt gốm sứ thời kỳ này còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc…

Đặc biệt thời kỳ này đã có sự xuất hiện của sản phẩm gốm hoa lam, gốm chạm đắp nổi đầy tinh tế. Kỹ thuật nung gốm thời kỳ này đã phát triển hơn với việc sử dụng các lò nung cỡ lớn điều chỉnh được nhiệt lượng.

Gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay

Gốm sứ Việt Nam đến nay đã thừa kế và phát triển hơn rất nhiều so với thời kỳ trước: các lò nung thủ công đã được thay thế bằng các lò lung gas hiện đại và an toàn, bảo vệ môi trường, sản phẩm làm ra với mẫu mã đẹp mắt, hoa văn họa tiết phong phú, nổi bật.

Có thể nói lịch sử hình thành và phát triền nền văn hóa gốm sứ Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Tuy nhiên với tâm huyết và bàn tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân cùng lòng nhiệt huyết với các sản phẩm gốm sứ đã giúp cho những sản phẩm gốm sứ Việt Nam không chỉ phát triển trong nước mà còn nhanh chóng vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và được đông đảo bạn bè quốc tế, người tiêu dùng ưa chuộng.

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo