Những kỹ thuật cơ bản về trang trí trên đồ gốm sứ


Bài đăng lúc: 18 : 03 | 1674 Lượt xem

Kỹ thuật trang trí trên đồ gốm sứ hay các kỹ thuật vẽ trên đồ gốm sứ ở mỗi triều đại hay mỗi giai đoạn đều mang những đặc trưng cơ bản và mang những nét đặc trưng riêng biệt. Để giúp bạn hiểu hơn về những kỹ thuật trang trí trên đồ gốm sứ, hãy cùng gốm sứ Minh Long tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Kỹ thuật trang trí gốm sứ là gì?

Bạn có thể hiểu nôm na, kỹ thuật trang trí gốm sứ là hình thức người thợ chế tạo đồ gốm sứ sử dụng các hoa văn, họa tiết trang trí để giúp cho các sản phẩm gốm sứ được bắt mắt và hấp dẫn hơn, nâng cao tính thẩm mỹ cho từng thành phẩm.

Những kỹ thuật cơ bản về trang trí trên đồ gốm sứ

Chạm và khắc cẩn

Chạm và khắc cẩn được xem là kỹ thuật trang trí gốm sứ đầu tiên và phát triển sớm nhất trong lịch sử. Từ thời đại thạch khí, người ta đã biết cách chế tác ra các loại gốm đen trên men gốm có các họa tiết được chạm và khắc cẩn khuyết vào lớp trong của sản phẩm gốm.

Ám họa

Ám họa là kỹ thuật trang trí trên gốm sứ có nguồn gốc từ Trung Hoa, trong đó các chi tiết trang trí có chỗ sâu, chỗ cạn được thiết kế tùy theo ý đồ của người nghệ nhân. Điểm độc đáo của nghệ thuật ám họa là trên một số vật dụng, nếu không tinh ý sẽ không phát hiện ra các lằn chạm, chỉ đến khi đổ nước trà đậm hay rượu vào đồ gốm sứ thì các họa tiết mới lộ ra.

Kỹ thuật ám họa thường khá phức tạp và đòi hỏi tay nghề cao từ những người thợ. Sau công đoạn chế tác đồ gốm sứ, họ tiến hành phơi bình, tách khô rồi sau đó dùng một vật bén tỉa hoa lá và các họa tiết, sau đó sử dụng một lớp men phủ bên ngoài. Phần men này sẽ lấp đi các kẽ chạm vì vậy nếu không chú ý kỹ sẽ không nhận ra các họa tiết.

Đồ pháp lam

Đây là một phương pháp trang trí gốm sứ rất cầu kỳ. Phương pháp này được thực hiện như sau: người nghệ nhân sẽ dọn trên phần da sành những họa tiết nhỏ, xung quanh các họa tiết này sẽ được viền bằng kim khí rồi thoa men cho thật dày sau đó bỏ vào lò nung. Sau khi hoàn tất công đoạn nung, sản phẩm được lấy ra, để nguội và đánh bóng lại cho bề mặt bằng phẳng. Do quy trình đồ pháp lam khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao nên thông thường các món đồ pháp lam từ xa xưa chỉ được dùng cho hoàng gia và các quan trong triều.

In nổi và in hình

In hình nổi trên đồ đất nung đã được người Trung Hoa biết đến từ đời nhà Thương, tuy nhiên các họa tiết thường rất đơn giản. Cho đến thời nhà Châu, họ mới biết dùng các dụng cụ bằng xương thú hoặc sử dụng dụng cụ bằng đá thạch bản để khắc xen kẽ với dấu in. Ngày nay người ta gọi cách này là in bằng rập, bằng khuôn.

Đồ chạm nổi

Chạm nổi là phương pháp sử dụng một vật có hình nắn sẵn để đắp lên bề mặt, rồi sau đó gắn hàn cho kín miệng chỗ đắp lại hoặc sử dụng mũi ve chạm trực tiếp vào món đồ đó trước khi cho vào lò hầm. Đến thời nhà Minh, phương pháp chạm nổi được dùng để làm những đồ vật như quai, vòi, núm trên nắp bình. Các vật này sau khi được đắp vào ngay ngắn sẽ được người thợ cầm cái bình mà nhúng trọn vào nước men pha sệt sệt.

Vẽ bằng màu trên sành

Phương pháp vẽ bằng màu trên sành là phương pháp khá thông dụng từ khoảng thế kỷ XIV cho đến ngày nay. Phương pháp này được thực hiện khi thai phơi vừa khô se sẽ, người thợ làm gốm sẽ dùng màu vẽ các chi tiết lên sản phẩm, sau đó áo một lớp men rồi cho vào lò nung để được thành phẩm hoàn thiện.

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo