Gốm Bizen Nhật Bản, mộc mạc mà đầy quyến rũ


Bài đăng lúc: 22 : 43 | 3499 Lượt xem

Gốm Bizen là loại gốm nổi tiếng của Nhật Bản, chúng được sản xuất ở phía Tây Nhật Bản, gần với vùng Okayama. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hoặc biết đến một vài sản phẩm gốm Bizen qua các vật dụng trong nhà như những bình hoa, ly, tách và lọ đựng rượu,..

Lịch sử phát triển của gốm Bizen

Gốm Bizen là tên một loại gốm của Nhật Bản, chúng được đặt tên theo một trong sáu lò nung gốm cổ xưa tại Nhật. Thời kỳ đầu đồ gốm Bizen nhìn khá khác, trong suốt thời kỳ Kamakura từ năm 1185 -1333, dòng gốm Bizen này đã được cải tiến và phát triển để có được hình dáng giống như hình dáng hiện tại của nó với chất liệu đồ gốm dày, bền và tiện dụng.

Dòng gốm Bizen Nhật Bản này có đặc điểm nhận biết đặc trưng là hơi tối màu, gốm có lớp bề mặt khá  gồ ghề. Đặc biệt, khi sử dụng gốm Bizen để bày trí các món ăn sẽ giúp chúng ta tạo được cảm giác ấm áp hơn, nhất là vào các mùa lạnh như mùa thu và mùa đông.

Kỹ thuật làm gốm Bizen

Vẻ đẹp của gốm Bizen đến từ nguyên liệu làm gốm là đất sét, màu sắc của gốm rất đặc trưng và dao động từ màu đỏ của đất sét sang màu nâu đậm. Chính vì điều đó mà nó đã giúp dòng gốm này trở nên độc đáo trong suốt lịch sử. Đặc biệt đồ gốm Bizen không tráng men và chưa từng có bất kỳ họa tiết trang trí nào. Trong suốt quá trình nung gốm, người thợ gốm sẽ khéo léo điều chỉnh nhiệt độ của lò nung bằng cách lần lượt xen kẽ giữa việc nạp thêm nhiệt lượng rồi lại tìm cách để giảm bớt nhiệt lượng, giúp lò nung mát đi.

Phương pháp nung gốm Bizen độc đáo này sẽ mang tới cho chúng ta các sản phẩm thay đổi về màu sắc hoặc là giữ nguyên màu sắc của đất sét và trong tiếng Nhật chúng được gọi là Higawari – sự thay đổi hoặc sự biến đổi của lửa. Đây là kỹ thuật nung gốm rất khó và đã bị thất truyền dần. Tuy nhiên những sản phẩm được sản xuất tại vùng Edo đều có màu đồng nhất và chúng có đặc điểm chung là sự ứng dụng vào thực tế hơn là yếu tố nghệ thuật.

Co đến thế kỷ 20, trải qua suốt thời gian dài một số nhỏ các thợ gốm Bizen tài ba đã quyết tâm làm nhiều thử để phục hồi lại kỹ thuật Higawari, tuy có sai sót nhưng cuối cùng họ cũng thành công. Những người thợ gốm tài ba này đã dùng loại gỗ mềm, như dùng gỗ thông để nung gốm và gỗ thông này sẽ chế xuất ra loại tro mềm, mịn. Khi đó loại tro sáng này sẽ bị gió trong lò nung hút và bám vào đồ gốm khi nung và tạo ra một loại men sáng đẹp mắt.

Một số trường hợp ngẫu nhiên khác, khi tro bay và dính vào những điểm tối thì lại tạo ra những mẫu hình hấp dẫn trên bề mặt sản phẩm gốm. Hiện tượng này cho ra kết quả mô hình giống như những hạt mè, và sản phẩm này được gọi với tên riêng là Bizen goma.

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo