Bánh Trung thu – Trà và sức khỏe


Bài đăng lúc: 02 : 53 | 306 Lượt xem

Giao lưu trực tuyến: Bánh trung thu – Trà và Sức khỏe Dẫu ở tuổi lên 7 hay đã cập kề tuổi 70, khi lướt qua dãy lồng đèn lủng lỉu, đủ màu, hay ngang qua con phố bày bán những “chiếc bánh vuông vuông”, thơm nức… lòng ai cũng nao nao.

Rằm tháng 8! Trung thu! Tết đoàn viên đã về. Thời điểm sum họp đầm ấm, dịp để ta bày tỏ lòng yêu thương và cả biết ơn đến ông bà, cha mẹ, thầy cô…

Kỷ niệm về những mùa trăng rằm rủ nhau đi rước đèn đón trăng lại ùa về…
Ai ai cũng dặn lòng, coi chừng bánh trung thu nhiều năng lượng sẽ phá hỏng kế hoạch giảm cân; nhắc nhau: Tránh xa đồ ngọt, béo nhưng… khi chiếc bánh cổ truyền lên mâm, cắt thành bốn góc thì… “Cho mình một góc tư, mỗi loại”.

Màu vàng ngọt ngào của vỏ bánh nướng, hương thập cẩm đậm đà gia vị, thêm quả trứng vịt muối vàng vàng béo ngậy, quyện với mùi hương thanh khiết lan tỏa từ tách trà nóng… Chà, khó ai mà cầm lòng được.

Thôi thì, một năm có một dịp, “Xơi luôn, mập thì thể dục sau vậy”.
Người bình thường sau mùa trung thu thường “có lời” vài ba phân vào vòng eo và có thể thể dục “gỡ gạc” sau, nhưng người tiểu đường mà dùng trọn miếng bánh ngọt ngào, đường huyết lên chót vót, hậu quả thật khôn lường.

Năm nào sau trăng rằm tháng 8 cũng là mùa người bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch… phải gõ cửa bác sĩ nhiều hơn.
Năm nay, để cùng bạn đọc thưởng một mùa trung thu ấm áp, ngon và lành. Ngon miệng mà không lên cân, lên đường huyết, không tăng mỡ máu… Cổng thông tin sức khỏe AloBacsi chủ động mời các chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm: Ăn bao nhiêu bánh là hợp lý với người bình thường, người có bệnh. Cách dùng bánh trung thu tốt cho sức khỏe.

Nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng

Đặc biệt, chúng tôi mời nghệ nhân trà nổi tiếng – người vừa vinh dự được nhà nước mời pha trà cho Nhật hoàng trong chuyến thăm Việt Nam, đến cùng giao lưu.

Nghệ nhân Hoàng Anh Sướng – truyền kỳ đời thứ 6 của danh trà đất Hà Thành sẽ chia sẻ cùng bạn đọc: Cách pha trà, thưởng trà thế nào cho trọn vẹn vị ngon và sự tinh khiết. Vì sao ăn bánh trung thu thường phải uống trà, trà nào phù hợp với bánh nào… Đây sẽ là những chia sẻ hết sức đặc biệt và độc đáo. Mời bạn đọc đặt câu hỏi cùng nghệ nhân danh trà Hoàng Anh Sướng, tại đây. Nghệ anh Hoàng Anh Sướng sẽ thể hiện tài năng trên những bộ ấm chén mới nhất, dành riêng cho mùa trung thu năm nay của công ty gốm sứ cao cấp Minh Long I.

Ngoài ra, buổi giao lưu còn hiện diện 3 vị khách mời cũng đặc biệt không kém:

Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, giám khảo của các cuộc thi đầu bếp danh tiếng

TS.BS Đào Thị Yến Phi –  Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương – Chuyên gia tư vấn hot nhất về Tiêu hóa hiện nay. Ông là tác giả của hàng trăm bài báo, là chuyên gia tư vấn có cách giải thích gần gũi, dễ hiểu và gần nhất với bạn đọc.

Mời bạn gửi câu hỏi TẠI ĐÂY và thu xếp online từ  9g30 – 12g ngày 22/08, để được “gặp trực tiếp” 4 chuyên gia.

Trân trọng kính mời.

 – Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác “tráng trà” nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. 
 – Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1 – 2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho níu quyến.  

    Nguồn: Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe – AloBacsi.vn

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo